Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Hướng dẫn cách bơm keo Epoxy xử lí đường nứt bằng phương pháp bơm keo

Hiện tượng nứt bê tông trong xây dựng được diễn ra khá phổ biến. Các vết nứt thường là nguyên nhan dẫn đến hiện tượng thấm, rò rỉ nước làm tổn hại cho kết cấu của các công trình. Nếu không sớm xử lí và xử lí một cách triệt để thì về lâu về dài các vết nứt này sẽ làm ảnh hưởng đến sự thẩm mĩ, về lâu về dài nó sẽ làm giảm tuổi thọ của công trình, ảnh hưởng đến  toàn bộ công trình.
Tìm hiểu về hiện tượng nứt bê tông
Nguyên nhân của hiện tượng nứt bê tông phần lớn là do biến đổi về khí hậu . nền móng bị sụt lún, mức độ chịu tải trọng không đồng đều, do sử dụng nhiều phụ gia đông cứng quá nhanh, do quá trình thi công để xyar ra hiện tượng mạch ngừng, quá trình lắp ghép cốt thép không được đạt chuẩn.
Biện pháp xử lí vết nứt.
Đối với khí hậu nước ta, các khe nứt thường xảy ra ở mức độ nhỏ từ 0,15 -1mm do đó có thể áp dụng bơm keo Epoxy Sikadur 752 vào sử dụng hệ thống bơm xy lanh. Thông qua đó keo Epoxy Sikadur 752 có thẻ len lỏi vào sâu bên trong các vết nứt, thẩm thấu từ từ các vết nứt từ trong ra đến ngoài.
Với kinh nghiệm xử lý đường nứt cho bê tông, công ty chúng tôi nhận thấy keo Epoxy xử lý đường nứt có những ưu điểm nổi trội như sau :
-          Không co ngót trong quá trình sử dụng do thành phần không bao gồm các chất bay hơi.
-          Có khả năng tạo liên kết với các vết nứt nhanh kể cả với môi trường ẩm.
-          Các hợp chất keo Epoxy có khả năng thẩm thấu , dễ dàng len lỏi tận sau vào bên trong các vết nứt.
-          Không tương tác với nước và các môi trường chứa hóa chất.
Quy trình xử lý đường nứt.
-          Khảo sát công trình
-          Xử lý vết nứt bằng phương pháp bơm keo Epoxy bằng xy lanh.
  1. Kiểm tra kích thước vết nứt, sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng, làm sạch bụi bẩn và các tạp chất trên bề mặt vết nứt.
  2. Đánh dấu các vị trí trọng yếu có thể đặ xylanh khoảng cách giữa các xylanh là 15cm – 20 cm
  3. Gắn bát nhựa vào các vị trí đã đặt dấu. Ở đây chúng tôi sử dụng Sikadur 731 để gắn bát nhựa dính vào thân bê tông.
  4. Tiến hành trám vá dọc các vết nứt bằng keo Epoxy Sikadur 731, mục đích của việc trám vá này là không cho dung dịch keo Epoxy bị tràn ra ngoài trong quá trình bơm keo.
  5. Kiểm tra, sau khi sikadur 731 gắn bát đã khô tiến hành gắn xylanh vào bát sau đó từ từ bơm  keo vào. Chú ý: ta sử dụng nhiều xylanh bơm keo Epoxy khác nhau, tiến hành cùng một lúc để đảm bảo trong quá trình bơm keo được vào hết cho đến khi keo không còn vào sau bên trong được nữa thì dừng lại.
  6. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, keo Epoxy Sikadur 752 đã đủ thời gian đông cứng , tiến hành rứt xylanh, sử dụng các loại máy chuyên dụng để trà nhám và làm phẳng bề mặt các vết nứt.
  7. Sau khi kết thúc công trình, chúng tôi sẽ kiểm tra lại toàn bộ các vết nứt.
  8. Tiến hành nghiệm thu công trình, bàn giao công trình và đưa vào sử dụng một cách bình thường.
Quý khách có như cầu và tư vấn chống thấm , xử lý các vết nứt bê tông hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Công ty cổ phần xây dựng Mạnh Thắng
Địa chỉ: Số 96 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0127 456 23 59 - 0169 69 44 642


1 nhận xét :